Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ lần thứ V khoá VI
HỘI KHOA HỌC V À CÔNG NGHỆ MỎ VIỆT NAM |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------------- Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2009 |
BÁO CÁO CỦA THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG HỘI
TẠI HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ V KHOÁ VI
VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2008
VÀ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2009
---------------------------------------------
Kính thưa các đ/c Uỷ viên trung ương hội
Sau một năm phấn đấu với đầy khó khăn và căng thẳng, hôm nay trong những ngày ấm áp của mùa xuân năm Ký Sửu, Ban chấp hành trung ương hội họp mặt tại đây để cùng điểm lại những kết quả đạt được của năm 2008 và định ra chương trình hoạt động năm 2009. Thay mặt Thường vụ TW hội, tôi nhiệt liệt chào mừng sự có mặt đông đủ của các đ/c Uỷ viên trung ương hội, kính chúc các đ/c một năm mới mạnh khoẻ và đạt nhiều thắng lợi mới trong nhiệm vụ của mình. Sau đây, được sự phân công của Thường vụ, tôi xin trình bày bản báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và dự kiến chương trình công tác năm 2009 của Hội:
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2008
Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta và trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành Công nghiệp mỏ nước nhà, nhiều loại khoáng sản chậm tiêu thụ, giá bán thấp hơn giá thành, khối lượng tồn kho lớn, nhiều đơn vị không đủ việc làm cho người lao động… là những hiện tượng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp mỏ nước ta. Trong bối cảnh đó, Hội khoa học và công nghệ mỏ Việt Nam đã có nhiều chuyển biến trong đổi mới phương thức hoạt động, gắn bó hơn với cơ sở, tạo những điều kiện đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mỏ nhằm nhanh chóng khắc phục khó khăn, góp phần đưa công nghiệp mỏ nước nhà tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.
1-Về tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của Hội trong thời kỳ hội nhập:
Được sự cho phép của các cơ quan quản lý về công tác đối ngoại, Hội đã triển khai các thủ tục cần thiết và thực hiện công tác vận động, kết quả là đến tháng 9 năm 2008, tại cuộc họp của Ban tổ chức Hội mỏ thế giới tại Ba Lan, Hội Mỏ Việt Nam đã được các thành viên nhất trí kết nạp là thành viên của Hội Mỏ thế giới. Đoàn Đại biểu của Hội Mỏ Việt Nam đã đến Ba Lan dự lễ kết nạp và tham dự Hội nghị khoa học và triển lãm mỏ thế giới lần thứ 21. Tại Ba Lan đoàn đã có nhiều cuộc tiếp xúc và trao đổi với các đại biểu Hội mỏ của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Ucraina, Bungari, Mỹ, Nam Phi, Ấn Độ, Nhật Bản …Hội Mỏ Việt Nam và Hội các kỹ sư và kỹ thuật mỏ Ba Lan đã có các cuộc trao đổi rộng rãi và đã ký văn bản tiếp tục hợp tác giữa hai Hội. Các cuộc trao đổi tiếp xúc, trao đổi, thảo luận cũng như việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 42 của Hội Mỏ thế giới đã góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp mỏ Việt Nam nói riêng trên diễn đàn quốc tế.
2-Về hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ :
Hội đã ký hợp đồng với các cơ quan Nhà nước và tổ chức nghiên cứu một số đề tài khoa học, công nghệ. Trong năm 2008 đã hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu cập Bộ. Trong đó có hai đề tài do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Viêt Nam và hai đề tài do Bộ Công Thương giao cho Hội:
a) Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu khoáng manhetit làm vật liệu lọc nước cấp phục vụ dân cư khu vực khai thác quặng thiếc (thực hiện trong hai năm 2007,2008).
b) Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất những thay đổi trong công tác thanh tra khoáng sản thuộc Luật khoáng sản”
c) Đề tài “Nghiên cứu khả năng ứng dụng máy lắng lưới chuyển động để tuyển than chất lượng xấu ở vùng mỏ Quảng Ninh”.
d) Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện một số chính sách đối với ngành Công nghiệp khai khoáng phù hợp với thời kỳ hội nhập”.
Trong bốn đề tài nói trên, đề tài nêu ở mục c) đã đưa vào chế tạo thành công ở giai đoạn thử nghiệm bán công nghiệp và hiện tại đang được chuyển thành dự án và ký hợp đồng với một doanh nghiệp để chế tạo thiết bị đưa vào sản xuất, với những ưu điểm nổi trội của công nghệ mới này nếu được ứng dụng thành công sẽ đưa lại những hiệu quả lớn cho doanh nghiệp và tạo ra khả năng tận thu một khối lượng than xấu hiện còn tồn lại khá lớn ở nhiều nơi. Đề tài mục a) sau gần hai năm nghiên cứu cũng được đưa vào áp dụng thử tại khu dân cư tại mỏ thiếc Quỳ Hợp bước đầu thu được kết quả tốt và đang đề nghị Liên hiệp hội cho chuyển thành một dự án. Đề tài mục b) đã tổng kết tình hình công tác thanh tra khoáng sản trong nhiều năm qua và đề xuất những kiến nghị quan trọng nhằm làm cho công tác thanh tra khoáng sản trở nên thiết thực hơn, đáp ứng được những đòi hỏi trong tình hình mới và phục vụ cho các cơ quan tham kháo, làm căn cứ để bổ sung sửa đổi Luật Khoáng sản hiện hành vào năm 2009 theo như lịch ban hành quy phạm pháp luật của Quốc hội.
Ngoài ra nhiều cán bộ, hội viên hiện đang làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng, các doanh nghiệp cũng đã nghiên cứu thành công nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở.
3- Về phổ biến kiến thức:
- Năm 2008, măc dù muộn hơn so với các năm nhưng Hội vẫn tổ chức thành công Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ với quy mô toàn quốc lần thứ XIX tại Hà Nội, Hội nghị có trên 90 báo cáo được lựa chọn và in vào tuyển tập, có trên 350 đại biểu và khách mời tham dự, là một trong những Hội nghị có số người dự nhiều nhất từ trước đến nay.
- Hội đã tổ chức xuất bản định kỳ tạp chí Công nghiệp mỏ đủ 6 số/năm với số trang tăng hơn, nội dung có chất lượng cao hơn và hình thức đẹp hơn. Đặc biệt đã có các số chuyên đề phản ánh nội dung về kết quả của Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XIX.
- Trang WEBSITE http://vinamin.vn/ của Hội đã duy trì hoạt động tương đối đều với nhiều thông tin bổ ích và sau một năm hoạt động đã có trên 40.000 lượt người kể cả trong nước và nước ngoài truy cập và tìm kiếm thông tin trên trang này.
4- Về Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội:
- Theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Hội đã cử chuyên gia tham gia tổ thẩm định ĐTM Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh.
- Các chuyên gia của Hội cũng tích cực tham gia các cuộc Hội thảo do Liên hiệp hội tổ chức xung quanh Dự án khai thác Bauxit tại Tây Nguyên; tham gia Ban soạn thảo Luật khoáng sản sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.
- Hội cũng đã cử các chuyên gia tham góp ý kiến quy phạm khai thác và quy phạm an toàn khi khai thác lộ thiên theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
5- Về Công tác phát triển hội:
Trong năm 2008, do những thay đổi về nhân sự tại nhiều doanh nghiệp, Ban chấp hành trung ương hội trong phiên họp ngày 27 tháng 3 đã ra Nghị quyết bổ sung thêm 19 uỷ viên ban chấp hành mới vào Trung ương hội, đưa tổng số Uỷ viên BCHTW lên 148 thành viên.
Hội đã ra quyết định thành lập thêm 4 chi hội mới (Chi hội Ban QL các DA Than QN, Chi hội Trường Quản trị kinh doanh-TKV, Chi hội Công ty Năng lượng sông Hồng-TKV, Chi hội Công ty kho vận Đá Bạc - TKV) đưa số chi hội của Hội lên 97 chi hội với tổng số gần 4000 hội viên.
Ban chấp hành trung ương hội, Ban Thường vụ, Văn phòng hội, họp định kỳ theo đúng quy định của Điều lệ Hội và quy chế làm việc của Trung ương hội.
Như thường lệ hàng năm, tháng 12 năm 2008 Thường vụ trung ương hội đã cử Đoàn công tác đến làm việc và kiểm tra tình hình hoạt động của 13 chi hội tại khu mỏ Quảng Ninh.
6- Các công tác khác:
Thường vụ trung ương hội đã cử Đoàn cán bộ đến chia buồn và thăm hỏi những cán bộ công nhân bị nạn tại Công ty than Khe Chàm, Trung tâm cấp cứu mỏ trong vụ nổ khí mê – tan ngày 9/12/2008 và đã trích quỹ trung ương hội số tiền 8 triệu đồng để góp phần hỗ trợ gia đình các nạn nhân và các cán bộ, công nhân bị thương.
Theo đề nghị của đ/c Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ tiến bộ kỹ thuật mỏ, Thường trực trung ương hội đã tiến hành kiện toàn bộ máy của Trung tâm và bổ nhiệm đ/c Phùng Thế Vang, uỷ viên thường vụ làm giám đốc Trung tâm.
Thường vụ Hội trong cuộc họp ngày 26/2/2009 cũng đã cử đ/c Phùng Thế Vang làm Trưởng ban kiểm tra thay thế đ/c Nguyễn Bàng Đức hiện đang bị ốm chưa tiếp tục tham gia công tác được và tại phiên họp hôm nay đề nghị Trung ương hội thông qua.
7- Về hoạt động của một số chi hội điển hình:
(Xin xem phụ lục 01)
8- Về tài chính của Hội:
- Tồn quỹ năm 2007 chuyển sang: 1.636.043.166 đông
- Tống số thu năm 2008: 1.140.892.662 đồng
- Tông số chi năm 2008: 868.333.291 đồng
Quỹ của Hội đến ngày 31/12/2009: 1.908.692.537 đồng
(Trong đó tiền ủng hộ xây dựng Trụ sở Hội là 1.157.000.000 đồng)
9-Đánh giá chung về hoạt động của Hội:
Năm 2008, năm nền kinh tế thế giới lâm vào thời kỳ khủng hoảng, cũng là năm có nhiều khó khăn đặc biệt đối với ngành Công nghiệp mỏ Việt Nam; giá dầu mỏ thế giới liên tục tăng cao trong những tháng đầu năm nhưng giá khoáng sản không được tăng do phải làm nhiệm vụ góp phần chống lạm phát; cuối năm giá dầu giảm mạnh, tình hình suy thoái của các nền kinh tế lớn đã làm cho hầu hết các loại khoáng sản giảm giá, việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Đây là thời kỳ ngành công nghiệp mỏ nước ta đang đứng trước thử thách lớn.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động của Hội vẫn giữ được ổn định, các doanh nghiệp mỏ vẫn ủng hộ Hội trong việc hỗ trợ kinh phí tổ chức Hội nghị khoa học, tham gia quảng cáo trên Tạp chí Công nghiệp mỏ để có kinh phí cho công tác biên tập và xuất bản Tạp chí. Nhiều chi hội đã gửi báo cáo cuối năm về tình hình hoạt động của chi hội cho Trung ương hội. Mọi hoạt động của Hội vẫn diễn ra bình thường, đoàn kết nhất trí từ Trung ương hội đến các chi hội, phân hội và các hội viên hoạt động trên các địa bàn từ Bắc đến Nam.
Nét nổi bật trong năm qua là:
- Trong quan hệ quốc đã để lại một dấu ấn quan trọng, Hội đã là thành viên của Hội Mỏ Thế giới.
- Tổ chức thành công Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc theo truyền thống của Hội.
- Đưa trang WEBSITE vào hoạt động ổn định, thu hút được số người truy cập và tìm kiếm thông tin ngày càng đông (1,5 tháng đầu năm 2009 đã có trên 8.000 lượt).
Đối chiếu với Nghị quyết đầu năm 2008 của BCHTW Hội còn một số nhiệm vụ chưa thực hiện được như:
- Việc tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế năm 2008 do một số hoàn cảnh khách quan nên không thực hiện được.
- Công tác tư vấn phản biện năm qua thực hiện chưa được nhiều.
- Chưa xúc tiến được công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên, công nhân mỏ.
- Do một số yếu tố khách quan và chủ quan nên chưa thực hiện được các đợt kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Điều lệ hội, các Nghị quyết của Trung ương hội và Thường vụ hội; một số chi hội chưa gửi báo cáo cuối năm theo yêu cầu của Văn phòng trung ương hội. Việc đóng hội phí chưa đều.
Nhân dịp này cho phép tôi được thay mặt Thường vụ trung ương hội bày tỏ lòng biết ơn các doanh nghiệp, các chi hội, hội viên và đặc biệt là Viện khoa học công nghệ mỏ, nơi đang cho Hội mượn Trụ sở, đã ủng hộ và giúp đỡ hội nhiệt tình cả về vật chất lẫn tinh thần trong năm qua để Hội luôn luôn làm tròn nhiệm vụ của mình và ngày càng phát triển.
Phần thứ hai
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NĂM 2009
Năm 2009, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện tốt chương trình công tác bao gồm một số nội dung chính sau:
1- Tiếp tục vận động đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ mỏ phát huy trí tuệ, góp phần áp dụng khoa học, công nghệ vào giải quyết những khó khăn cho ngành Công nghiệp mỏ Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế thế giới chưa được phục hồi.
2- Tiến hành tổ chức Hội nghị KHKT mỏ toàn quốc lần thứ XX vào mùa hè năm 2009 tại thành phố Vũng Tàu và chuẩn bị tổ chức Hội nghị KHKT Mỏ quốc tế với chủ đề: Tiến bộ KHCN trong ngành mỏ vào năm 2010 tại thành phố Hạ Long.
3-Vận động Ban tổ chức Hội Mỏ Thế giới (IOC) và làm việc với các cơ quan hữu quan để đến năm 2010 Hội Mỏ Việt Nam đăng cai Hội nghị IOC vào dịp tổ chức Hội nghị KHKT Mỏ quốc tế tại Việt Nam. Cử một đoàn cán bộ của Hội đi Sain’t Pertecburg – CHLB Nga để dự Hội nghị IOC tháng 5/2009 và vận động Ban tổ chức Hội Mỏ Thế giới đến họp tại Việt Nam vào năm 2010, kết hợp Hội nghị KHKT mỏ quốc tế do Hội phối hợp tổ chức.
4- Hoàn thành các đề tài, dự án do Liên hiệp hội và Bộ Công Thương giao kể cả các dự án đã ký hợp đồng với doanh nghiệp để áp dụng vào sản xuất mỏ.
5- Tổ chức các chuyến đi cơ sở để trao đổi, thu thập thông tin và làm việc với các chi hội trên các địa bàn. Củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của một số chi hội hoạt động yếu kém, biểu dương kịp thời các chi hội hoạt động hiệu quả.
6- Biên tập và xuất bản các số Tạp chí Công nghiệp mỏ theo quy định 6 số/năm. Tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng về cả nội dung và hình thức. Thu thập thông tin, biên tập và đưa lên trang WEBSITE của Hội những thông tin có ý nghĩa thiết thực đối với Công nghiệp mỏ, nhất là những thông tin chuyên ngành được nhiều người quan tâm kể cả trong nước và nước ngoài.
7- Tham gia tư vấn, phản biện, thẩm định, góp ý kiến các văn bản pháp luật, các quy phạm, tiêu chuẩn, các dự án lớn khi được các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và các doanh nghiệp yêu cầu. Đăng ký với Liên hiệp hội hoặc tự tổ chức phản biện dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi trong năm 2009. Đây là một việc quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến cả ngành công nghiệp mỏ nước nhà; tham gia tích cực Hội thảo về phát triển Công nghiệp Nhôm Tây Nguyên do nhà nước tổ chức ( Hội cần có báo cáo tham luận tại hội thảo).
8- Tổ chức khen thưởng các tổ chức và hội viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Hội. Đề nghị Chính phủ khen thưởng Hội Mỏ Việt Nam với hình thức Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ để chuẩn bị cho khoá sau có cơ sở đề nghị Nhà nước tiếp tục khen thưởng cho Hội.
9- Tiếp tục phát triển các chi hội ở những cơ quan, doanh nghiệp chưa có chi hội.
10- Làm tốt công tác chuẩn bị để tổ chức thành công Đại hội lần thứ VII của Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam sẽ được tổ chức sau Hội nghị Khoa học kỹ thuật mỏ quốc tế năm 2010.
Ban chấp hành trung ương hội kêu gọi các doanh nghiệp, các chi hội, phân hội và hội viên hãy phấn đấu hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ nói trên làm cho Hội khoa học và công nghệ mỏ Việt Nam ngày càng phát triển và có vai trò thiết thực trong sự nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản đất nước.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phụ lục I: TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHI HỘI ĐIỂN HÌNH
1- Chi hội Công ty than Nam Mẫu - TKV :
Trong năm 2008, Chi hội mỏ Công than Nam Mẫu đã lập nhiều thành tich và có nhiều đóng góp xuất sắc vào việc cúng cố, phát triển và hoạt động chung của Hội KH&CN Việt Nam, thể hiện trên một số công việc cụ thể sau:
- Tiếp tục cải tiến và áp dụng có hiệu quả công nghệ chống giữ lò băng cột thuỷ lực đơn đưa công suất lò chợ đạt từ 120 – 140 ngàn tấn/năm, đặc biệt là có hai lò chợ đạt 180 ngàn tân/năm. Đồng thời tiếp tục phát huy và duy trì hai lò chợ chống giữ bằng giá khung di động HZ 1600/16/24Z với sản lượng từ 15 đến 16 ngàn tấn/tháng.
- Về công tác đào lò: vẫn duy trì và phát huy tốt các máy xúc đá, than tại các gương lò chuẩn bị sản xuất đạt từ 70 – 90m/tháng. Đưa máy khoan tự hành vào lò giếng để nâng cao tốc độ đào lò đá XV-50 để sớm khai thông phần lò giếng để có thêm sản lượng vào năm 2012.
- Kết hợp với Viện KHCN mỏ áp dụng công nghệ neo vào chống giữ các đường lò đá khi điều kiện cho phép.
- Về công tác vận tải trong lò gặp nhiều khó khăn do sản lượng khai thác vượt trên 60% công suất thiết kế, chi hội đã có nhiều đề xuất cải tiến, đảm bảo hoàn thành tốt công tác vận tải hoàn thành được sản lượng cao của Công ty.
- Các hội viên của chi hội đã có 143 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi trên 1,9 tỷ đồng.
2- Chi hội Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ - TKV
Các hội viên của Chi hội đã làm tốt công tác vận động và tham gia phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Kết quả đã thực hiện được 113 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi trên 8,7 tỷ đồng. Trong đó có đã tập trung vào giải quyết 3 đề tài có tính then chốt là:
- “Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất và đưa vào sử dụng dầu nhờn chất lượng cao với sự cộng tác của khách hàng sử dụng sản phẩm.”
- Quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của phương tiện vận tải thuỷ, bộ bằng hệ thống định vị toàn cầu – GPS.
- Cải tiến mở rộng xà lan đẩy từ 250 T/1PT lên xà lan 300 T/1PT phục vụ vận tải đạt hiệu quả cao.
3- Chi hội Công ty than Mạo Khê – TKV
Trong điều kiện sản xuất của Công ty ngày càng khó khăn như: Các diện khai thác xuống sâu, không tập trung, cấp độ thăm dò thấp, chất lượng than xấu, điều kiện địa chất phức tạp, Chi hội đã tham mưu cho Giám đốc Công ty không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ khai thác mới vào phục vụ sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng, năng suất lao động, đảm bảo an toàn và cải thiện làm việc cho công nhân mỏ, giảm giá thành khai thác, nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt ưu tiênphát triển và áp dụng những công nghệ khai thác thân thiện với môi trường, điển hình là:
a- Đối với việc đào lò chuẩn bị:
-Về đào chống lò than: đưa vì chống sắt vào thay thế vì chống gỗ trong các đường lò than; chống tăng cường lò dọc vỉa than bằng cột thuỷ lực đơn DZ-22 kết hợp xà hộp HDFBC-2400 hoặc xà khớp HDJB- 1000 để thay khuôn gỗ bước đầu thu hiệu quả rõ rệt. Thực hiện việc khoan thăm dò và tháo nước trước bằng máy khoan RPD-75KD-15WD-02E để sớm phát hiện các yếu tố mất an toàn trong quá trình sản xuất.
- Về công nghệ đào lò đá: Tiếp tục triển khai ứng dụng chống lò bằng vì neo chất dẻo cốt thép, neo bê tông cốt thép kết hợp bê tông phun tại một số đường lò để thay thế dần vì chống thép nhằm giảm chi phí đào lò đá. Tổ chức sử dụng tốt 02 máy khoan tự hành TAMROCK để rút ngắn công đoạn khoan trong quá trình đào lò đá. Phối hợp với chuyên gia Nhật Bản đưa vào hoạt động máy xúc tự hành lật hông, máy khoan 2 choòng với khả năng cơ động cao góp phần nâng cao tốc độ đào lò đá băng phương pháp khoan nổ mìn; trong việc tháo nước, xử lý đào lò qua phay F340-150 bằng máy khoan RPD-75, chuẩn bị mở các diện khai thác của tầng -80 xuống -150m.
b) Đối với công nghệ khai thác than:
Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các phương pháp mở vỉa hợp lý để chuyển đổi từ khấu đuổi sang khấu dật, tạo điều kiện cho cơ giới hoá, áp dụng hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng sử dụng giá thuỷ lực, lò chợ dài nghiêng thu hồi than nóc tiết kiệm tài nguyên.
c) Đối với công tác thông gió và quản lý khí mỏ:
Công ty đã từng bước nâng cấp cải tạo hệ thống thông gió chính phục vụ khai thác xuống sâu; đã ứng dụng có hiệu quả phần mềm tính toán thông gió VENSIM của Australia, để kiểm soát việc điều tiết lưu lượng gió trong từng đường lò đạt kết quả tốt. Công ty luôn duy trì và đảm bảo hoạt đông song hành hai hệ thống quan trắc và cảnh báo khí metan tự động của Ba Lan và Nhật Bản.
Công ty cũng đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào các khâu vận tải, sàng tuyển để nâng cao chất lượng than.
Chi hội có 155 sáng kiến hợp lý hoá sản xuất với số tiền làm lợi cho doanh nghiệp gần 10 tỷ đồng.
4- Chi hội Tổng công ty Đông Bắc:
Chi hội duy trì sinh hoạt đều đặn sinh hoạt thường kỳ, phổ biến kịp thời các nội dung: những tiến bộ khoa học-kỹ thuật ngành mỏ trong và ngoài nước, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận và áp dụng vào sản xuất, các sự cố, tai nạn lao động tai nạn lao động trong ngành than, từ dó phân tích rút kinh nghiệm để phòng tránh có hiệu quả cho đơn vị. Năm 2008 triển khai áp dụng nhiều đề tài KHCN vào sản xuất, trong đó phải kể đến: áp dụng hệ thống thông gió chính của các mỏ hầm lò bằng quạt đảo chiều BDH, các đường lò cục bộ dùng quạt DBKG-N0 10, N012, đảm bảo duy trì thông gió cho các mỏ an toàn và hiệu quả kinh tế. Công ty cũng đã đưa vào áp dụng thử nghiệm máy khoan hầm lò Tamrok-1F/E 50 tại Công ty 86, hệ thống giám sát khí mêtan tập trung tự động tại Công ty 35; áp dụng thử nghiệm hệ thống khởi động, điều khiển bằng biến tần công suất 132kw cho máy nén khí trung tâmV6, V9 tại xí nghiệp 790; áp dụng thử nghiệm giá thuỷ lực di động dạng khung GK vào lao chợ vỉa 11Công ty 86, vỉa 7 Công ty 35, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí gỗ chống lò và nâng cao tính chất đảm bảo an toàn cho sản xuất. Các sáng kiến của chi hội đã góp phần làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng trong năm 2008.
5- Chi hội Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - TKV
Chi hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đã tham mưu cho Giám đốc Viện chế tạo nhiều loại sản phẩm mới như băng tải vận chuyển đá và than; máy tuyển từ nam châm điện từ MTT-80/170, máy tuyển than MTHP-20 cho các công ty than; thiết kế, chế tạo các chi tiết ô tô HĐ, CAT…chế tạo phụ tùng cho các công ty Điện Cần Thơ, Bà Rịa… đã hoàn 12 nhiệm vụ KHCN (01 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, 01 dự án cấp Bộ, 01 dự án cấp Tập đoàn và 09`đề tài nghiên cứu các cấp) với tổng giá trị trên 19 tỷ đồng. Các dự án, đề tài thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ theo hợp đồng KHCN đã ký. Thu nhập bình quân đạt 8,2 triệu đồng/ người-tháng.
6- Chi hội cơ quan Tổng công ty khoáng sản-TKV:
Năm 2008, Chi hội mỏ Văn phòng Tổng công ty khoáng sản –TKV hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:
1) Về nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất mỏ: đã thực hiên và phối hợp nghiên cứu 4 đề tài, dự án: “Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật mỏ”, “Nghiên cứu hoàn thiện trình tự, các thông số công nghệ và hệ thống khai thác hợp lý cho mỏ đồng Sin Quyền”, “Nghiên cứu lựa chọn thông số và công nghệ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác khoan, nổ mìn cho Công ty mỏ đồng Sin Quyền, Lào Cai”. Các đề tài nêu trên đã được nghiệm thu và đưa vào áp dung trong sản xuất đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
2) Tổ chức các hoạt động tư vấn, thẩm định:
- Lập dự án đầu tư xây dựng bãi thải quặng đuôi số 1, cho Công ty Mỏ - Tuyển đồng Sinh Quyền;
- Lập dự án đầu tư khai thác và chế biến vàng gốc Apey A Quảng Trị.
- Thẩm định các dự án: “Đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt Nà Lũng”; “Đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt Nà Rụa” và Dự án “Đầu tư khai thác và chế biến quặng titan Na Hoe.
- Thẩm định các thiết kế: Thiết kế kỹ thuật khai thác quặng kẽm chì Mỏ kẽm chì Chợ Điền, Chợ Đồn - Bắc Kạn; quặng kẽm chì Lang Hít Đồng Hỷ - Thái Nguyên và một số Dự án quan trọng khác.
3) Tham gia các hoạt động chung của Hội: Viết bài cho Tạp chí Công nghiệp mỏ, viết báo cáo và tham gia báo cáo tại hội nghị, ủng hộ kinh phí cho Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc lần thứ XIX, tổ chức sinh hoạt định kỳ và đóng hội phí đầy đủ.
7- Chi hội Công ty CP than Vàng Danh - TKV:
Chi hội có 106 hội viên, việc tổ chức và hoạt động từ nhiều năm nay đã đi vào nền nếp, thường xuyên phổ biến các nhiệm vụ công tác cuả Hội. Nổi bật là việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mỏ. Năm 2008 Công ty tiếp tục sử dụng máy đào lò AM50Z, để đào các đường lò vận tải trong than; sử dụng máy khoan Tamrock để cơ giới hoá khâu khoan nổ mìn trong các đường lò đá khu vực Cánh Gà; nâng cao hiệu quả dàn chống tự hành KDT-1 khấu than tại vỉa 7 dốc khu Tây Vàng Danh; áp dụng cơ giới hoá đồng bộ sử dụng máy combai khấu than và dàn chống tự hành VINAALTA ở lò giếng Vàng Danh sản lượng trung bình đạt 1500 tấn/ngày; sử dụng giá khung di động để khấu chống trong lò chợ. Ngoài ra Công ty còn tiếp tục sử dụng vì neo để chống giử các đường lò đá đưa tổng chiều dài chống giữ bằng vì neo trong năm lên 200m.
Công ty hiện có 320 máy vi tính nối mạng internet và mạng nội bộ các máy ở khu vực nhà điều hành sản xuất, sử dung hàng chục phần mềm tin học để phục vụ chuyên môn, có 4 hệ thống cân điện tử (cân ô tô, toa xe tầu hoả, băng tải); lắp đặt hệ thống tự động giám sát tự động khí mêtan trong hầm lò.
8- Chi hội Cơ quan Công ty than Uông Bí - TKV
Để hoàn thành nhiệm vụ khai thác 2,37 triệu tấn than, đào mới gần 36 ngàn mét lò trong năm 2008, Chi hội đã tập trung nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện là việc cho người lao động trên cơ sở áp dụngcác tiến bộ kỹ thuật chính sau:
Đầu tư áp dụng thử nghiệm giá khung GK cho các vỉa có chiều dày m ≥ 3mét và góc dốc vỉa đến 45o (hiện đang được áp dụng thử nghiệm tại lò chợ vỉa 7 mức +250/+295 khu II Cánh Gà, Vàng Danh- Công ty than Đồng Vông và áp dụng thử nghiệm tổ hợp dàn chống 2ANSH cho các vỉa dày m =1,6 – 2,2 mét góc dốc lớn (hiện đang áp dụng cho lò chợ vỉa 12 mức +200/+350 khu Tràng Khê- Công ty than Hồng Thái.
Về công tác đào lò đã nghiên cứu đề xuát giải pháp thi công hợp lý các đường lò khai thông chuẩn bị cho khu vực Đồng Vông và XN than Hoành Bồ, kết hợp với Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm khai thác mỏ hoàn thiện đề tài nghiên cứu khảo sát, lựa chọn hình dạng, kích thước mặt cắt ngang và vật liệu chống, kết cấu phù hợp với điều kiện các đường lò xây dựng cơ bản của Công ty than Uông Bí. Đề xuất đầu tư lắp đặt tuyến băng tải B-800 vận tải liên tục tại lò mức +30 khu Tràng Khê – Công ty than Hồng Thái; đề xuất đầu tư lắp đặt bổ sung một dây chuyền sàng 500 tấn/ca khu Tràng Khê.
Chi hội duy trì sinh hoạt hàng quý theo đúng quy đin hj của Hội và tích cực hưởng ứng các phong trào do Hội đề ra.
Năm 2008, Chi hội có 416 sáng kiến hợp lý hoá sản xuất giá trị làm lợi trên 7 tỷ đồng.
9- Chi hội Công ty CP Tây Nam Đá Mài -TKV
Để khắc phục những khó khăn hiện hữu Chi hội đã tham mưu cho Giám đốc Công ty áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như:
Phối hợp với Công ty Hoá chất mỏ nghiên cứu sử dụng loại thuốc nổ phù hợp tại các lỗ khoan có đường kinh d = 127mm ngập nước, nhằm nâng cao mức độ đập tơi đất đá, nghiên cứu chuẩn hoá thông số mạng khoan với các vùng nham thạch có độ cứng khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Công ty cũng nghiên cứu chuẩn hoá hộ chiếu xúc với chiều cao xúc H = 10m, bằng chiều cao tầng làm giảm công tác gạt phụ trợ, tăng năng suất bốc xúc của máy xúc.
Nghiên cứu thiết kế các tuyến đường vận tải mỏ với các thông số tối ưu mang lại hiệu qua kinh tế cao cho Công ty, chuẩn hoá tiêu chuẩn chất lượng đường vận tải nội bộ nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu cho công tác vận tải.
Hoàn thiện công nghệ khai thác than phân lớp, tiêu chuẩn hoá các tầng khai thác than tạo điều kiện thuận lợi nhất cho máy xúc hoạt động có năng suất và khả năng bóc tách các phân lớp cao, nâng cao phẩm chất cho than nguyên khai, tạo điều liện thuận lợi cho công tác chế biến than của Công ty.
Hoàn thiện hệ thống thoát nước mặt (mương thoát nước +90 cánh đông bắc mỏ) nhằm giảm thiểu lưu lượng nước chảy vào mặt moong. Tính toán và bố trí hợp lý cụm bơm nước moong nhằm đạt được nhiệm vụ thoát nước mỏ và tiêu hao điện năng là nhỏ nhất.
Công ty cũng đã tiến hành quy hoạch và lập lịch tiến độ đổ thải hợp lý nhằm giảm thiểu khối lượng vận tải mỏ. Nghiên cứu sử dụng biến tần, khởi động mềm cho các thiết bị điện công suất lớn giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình vận hành thiết bị và đang tiếp tục nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ nano trong nhiên liệu để tiết kiệm năng lương trong sản xuát.
10- Chi hội Công ty CP than Cao Sơn -TKV
Sản xuất của Công ty với những đặc điểm khá điển hình như: điều kiện địa chất phức tạp, kiến tạo không ổn định với nhiều đứt gãy, đất đá có độ cứng cao (ftb=11,67), khai thác ngày càng xuống sâu, cung độ vận chuyển đất đá dài, chiều cao nâng tải lớn, các thiết bị chủ yếu do Liên Xô chế tạo từ những năm 70 của thế kỷ trước mặc dù Công ty đã tích cực đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại nhưng vẫn chưa được đồng bộ như mong muốn. Với những cố gắng của đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là chi hội mỏ trong việc nghiên cứu đầu tư áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, năm 2008, Công ty đã bốc được 24,6 triệu m3 và khai thác được 2,95 triệu tấn than.
Trong năm Chi hội luôn giữ được nền nếp sinh hoạt định kỳ theo quy định; vận động hội viên suy nghĩ sáng tạo và có được 260 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất góp phần cùng Công ty tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí sản xuất. Chi hội đã tham gia đầy đủ các công việc của Hội trong năm, tích cự hỗ trợ các hoạt động của Hội như quảng cáo trên Tạp chí Công nghiệp mỏ, ủng hộ kinh phí cho Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quốc do Hội tổ chức.
11- Chi hội Công ty CP than Đèo Nai - TKV
Là một trong những đơn vị có truyền thống lâu đời nhưng cũng là đơn vị khai thác thuộc loại sớm nhất của ngành than, Công ty CP than Đềo Nai cũng đang có rất nhiều khó khăn như: tài nguyên đang đi dần vào thời kỳ cạn kiệt, khai thác ngày một xuống sâu, chiều cao nâng tải lớn, lượng nước ngầm và nước mặt đều lớn… là những khó khăn không hề nhỏ đối với Công ty. Mặt khác tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước có nhiều biến động, đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất của Công ty trong năm 2008. Để khắc phục những khó khăn do chủ quan và khách quan, Chi hội đã tham mưu cho Giám đốc Công ty thực hiện nhiều giải pháp lớn như:
- Tập trung duy trì và phát huy tối đa năng lực của các thiệt bị sẵn có để ổn định sản xuất trước mắt và lâu dài, tăng cường công tác tự sửa chữa gia công các chi tiết, phụ tùng dự phòng để chủ động sản xuất. Đồng thời nghiên cứu để đầu tư thêm thiết bị mới, tiên tiến phù hợp với yêu cầu của điều kiện sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu như máy xúc thuỷ lực gầu ngược, ôtô có trọng tải lơn; công nghệ tuyển than huyền phù, các phần mềm tin học chuyên dụng để tăng cường công tác quản lý nhăm tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng suất lao động.
- Chi hội đã tích cực hưởng ứng các phong trào của Hội. Hỗ trợ Tạp chi Công nghiệp mỏ của hội trong công tác quảng cáo và ủng hộ hội trong những công việc lớn của Hội. Duy trì sinh hoạt định kỳ và đóng Hội phí đầy đủ đúng kỳ hạn về văn phong trung ương hội.
12- Chi hội Công ty than Quang Hanh - TKV
Về công nghệ, đến nay toàn bộ lò chợ của Công ty đã được thuỷ lực hoá, hệ thống sàng tuyển đồng bộ. Công ty dăng ký và được TKV giao làm mỏ mẫu về an toàn lao động, có hệ thống tự động cảnh báo khí mê tan. Thành lập câu lạc bộ KHKT của Công ty do Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách, chi hội đã tham gia tích cực sinh hoạt này. Khi có vần đề KHKT khó khăn Giám đốc giao cho chi hội giám sát, thiết kế một số phần của công nghệ.
13- Chi hội Công ty CP than Hà Tu - TKV
Do trữ lượng than đang cạn dần, do vậy Công ty đang khai thác ở các mức sâu, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn; chiều cao nâng tải lớn, cung độ vân chuyển xa, gìn giữ môi trường, đảm bảo an toàn. cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao mức sống cho đội ngũ công nhân mỏ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước trồng cây xanh để dần dần khôi phục môi trường, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đang xúc tiến kế hoạch tận thu than chất lượng thấp và mở các lĩnh vực sản xuất khác để tận dụng lao động và tăng doanh thu. Dự kiến năm 2009 sản lượng than đạt 2 triệu tấn.
14-Chi hội Công ty than Hà Lầm - TKV
Với 38 hội viên, năm 2008 chi hội đã làm được nhiều công việc thiết thực đóng góp ý kiến và đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh donh của Công ty.
Tham mưu cho lãnh đạo Công ty các công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty như:
- Công nghệ chống giữ lò chợ bằng giá khung di động GK 1600/16/14/HT để nâng cao năng suất khai thác than, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân mỏ.
- Công nghệ đào lò bằng máy combai AM-50Z, nâng cao hiệu suất đào lò, cải thiện điều kiện cho công nhân.
- Lắp đặt hệ thống băng tải vào các tuyến vận tải chính của Công ty, nâng cao năng lực vận tải than và an toàn trong vận tải.
- Áp dụng thành công đào lò sử dụng băng tải dốc để đào các đường lò mở vỉa xuống mức – 150 thuộc phương án “ Duy trì sản xuất Công ty than Hà Lầm giai đoạn từ năm 2008 – 2011” thay thế cho phương án sử dụng máng cào, trục tải kết hợp với xe goòng năng suất đào lò tăng lên 30%-50%.
- Áp dụng thành công dây chuyền xử lý nước thải hầm lò thành nước phục vụ sinh hoạt cho cán bộ công nhân đảm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
- Đề xuất và đưa vào áp dụng công nghệ nano để tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
Chi hội đã có kế hoạch thêm hội viên trong năm 2009 đưa tổng số hội viên của chi hội lên từ 60 đến 70 người.
15- Chi hội Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV
Là chi hội luân phát huy vai trò đi đầu trong công tác nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngay từ đầu năm Chi hội đã họp bàn triển khai nhiệm vụ, vận động hội viên tham gia xây dựng và hoàn thiện quy chế chung của Công ty, định mức kinh tế kỹ thuật cho từng lĩnh vực sản xuất của Công ty đa ngành chủ yếu là các chỉ tiêu quan trọng như tổn thất tài nguyên, nâng cao hệ số thu hồi, giảm định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, điện năng và các giải pháp giảm chi phí sản xuất.
Chi hội cũng được giao xây dựng và hoàn thiện các quy chế như quy chế ản xuất kinh doanh, quy chế đầu tư xây dựng cơ bản, quy chế tài chính, quy chế trả lương, thưởng… Với sự đóng góp của Chi hội đã góp phần làm cho Công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
16- Chi hội Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả -TKV
Năm 2008, mặc dù có một số thay đổi trong khâu tiêu thụ than, chi hội đã làm tốt nhiệm vụ đưa khoa học, công nghệ vào công tác sản xuất, quản lý:
1) Chi hội đã tư vấn cho Công ty trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghệ:
- Lập phương án và làm các thủ tục bốc xếp hàng hoá NITORAT AMON qua cảng, từng bước chuyển cảng Cẩm Phả từ cảng chuyên dùng sản xuất than thành cảng tổng hợp.
- Nghiên cứu thiết kế hệ thống điện cho các kho cảng mới nhận về để phục vụ điện cho việc tiêu thụ và bảo vệ than.
- Tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý như áp dụng phần mềm quản lý vật tư, nhân sự, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý văn bản.
2) Tư vấn trong lĩnh vực quản lý phương tiện thiết bị: Chi hội đã soạn thảo đề nghị Giám đốc ban hành 2 tập nội quy, quy trình cho các thiết bị công nghệ mới. Tổ chức hội thảo về công tác quản lý thiết bị phương tiện.
3) Tư vấn trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động - bảo vệ môi trường: đã soạn thảo giáo trình huấn luyện an toàn cho các ngành nghề làm cơ sở huấn luyện an toàn định kỳ cho công nhân, thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, tư vấn trong lĩnh vực vận hành thiết bị đảm bảo an toàn và thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc bảo vệ sức khoẻ cho công nhân.
Chi hội cũng sẽ kết nạp thêm hội viên trong năm 2009.
17- Chi hội Công ty than Khe Chàm - TKV
Chi hội đã tham mưu và tích cực gương mẫu trong chỉ đạo và thực hiện một số hoạt động khoa học công nghệ chính sau:
1) Về công nghệ khai thác than, đào lò: tiếp tục với các phương án khai thông mới, tạo ra các block khấu than có chiều dài ổn định theo phương, vận tải than liên tục từ lò chợ lên mặt bằng sân công nghiệp +32 đã góp phần nâng cao sản lượng lò chợ. Chi hội đã lập phương án khấu vê lò chợ cơ giớ hoá, không phải chuyển điện và duy trì lò chợ cơ giới hoá đồng bộ thành công được Tập đoàn – TKV đánh giá cao, việc áp dụng công nghệ cơ giới hoá đồng bộ đã đạt được những thành công lớn và khẳng định Công ty đã làm chủ công nghệ này. Đồng thời với việc áp dụng công nghệ, Công ty đã tập trung mọi nguồn lực đào lò, lắp đặt hệ thống trạm bơm thoát nước, hệ thống băng tải mức -225 để đưa phân tầng từ mức -225 đến -100 vào khai thác.
2) Trong công tác quản trị tài nguyên, Chi hội đã tham mưu cho Giám đốc công ty rà soát, lập các phương án khai thác tận thu than trên các khai trường lộ thiên được 20.000 tấn than làm lợi 1,4 tỷ đồng.
3) Công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất: Chi hội luôn là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này trong việc thiết kế thi công, chỉ đạo đào chống các đường lò, sân ga, hầm trạm. Lắp đạt hệ thống cảnh báo khí mêtan tại đường lò. Thực hiện thành công đề tài cơ giới hoá đồng bộ v.v…
18 - Chi hội XN thăm dò khảo sát thiết kế-VVMI
Chi hội hiện có 32 hội viên, đã thực sự làm nòng cốt trong trong việc hoàn thành 11 công trình tư vấn - thiết kế trong lĩnh vực khai khoáng; chi hội đã tạo điều kiện cho hội viên tham gia các hoạt đông của Hội như tham gia báo cáo tại hội nghị khoa học, viết bài cho Tạp chi Công nghiệp mỏ, phát huy nhiều sang kiến, cải tiến và áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
19- Chi hội Viện khoa học công nghệ mỏ - TKV
Chi hội với 45 hội viên bao gồm 11 tiến sĩ, 13 thạc sĩ và 21 kỹ sư sinh hoạt tại Cơ quan Viện, Trung tâm an toàn mỏ, Công ty Phát triển công nghệ và Thiết bị mỏ. Năm 2008, chi hội tiếp tục hoàn thiện và nghiệm thu dứt điểm các dự án sản xuất thử nghiệm, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tập đoàn đã giao từ các năm trước và thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2008 với kinh phí 2,7 tỷ đồng. Trong năm Chi hội hoàn thành 04 dự án, đề tài cấp nhà nước, 08 đề tài cấp bộ, tiếp tục thực hiện 03 đề tài cấp tập đoàn giao cho từ các năm 2007 – 2008.
Chi hội đã hoàn thành tốt các hợp đồng chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất mỏ tại các công ty than Hà Lầm, Uông Bí, Núi Béo, Cọc Sáu….
Các hội viên của Chi hội tích cực nghiên cứu, viết bài cho Tạp chí Công nghiệp mỏ của Hội và có gần 30 báo cáo tham dự Hội nghị KHKT Mỏ toàn quốc năm 2008, phổ biến Điều lệ của Hội đế các hội viên để phát triển thêm hội viên mới.
20 - Chi hội Viện Khoa học và công nghệ mỏ - Luyện kim
Năm 2008 chi hội của Viện có 50 hội viên, hoạt động tai 3 khu vực: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thái Nguyên; trong đó số hội viên trẻ dưới 35 tuổi tăng lên chiếm 40%. Trong năm đã hoàn thành 01 đề tài cấp nhà nước, 10 đề tài cấp bộ, và 6 đề tài cấp cơ sở, trong đó có 6 đề tài đạt loại xuất sắc .
Hoàn thành các dự án cấp bộ với kinh phí 2,6 tỷ đồng.
Đã thực hiện nhiệm vụ tư vấn với 33 công trình dự án với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.
Chế tạo các loại thiết bị vít tuyển, sàng quay, tuyển từ và các thiết bị phụ trợ khác với kinh phí 3,4 tỷ đồng.
Các hội viên của Chi hội đã viết 7 bài cho Tạp chí Công nghiệp mỏ, viết 08 báo cáo cho Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ toàn quôc lần thứ XIX tại Hà nội năm 2008, sinh hoạt và đóng hội phí theo đúng quy định của Hội.
21- Chi hội Công ty CP than Núi Béo-TKV
Năm 2008, Chi hội được Giám đốc Công ty giao cho một số hoạt động chính sau:
- Tập trung nghiên cứu quy hoạch đổ thải năm 2008 một cách hợp lý đảm bảo không gian đổ thải, cân đối điều chỉnh các khu vực đổ thải phù hợp với yêu cầu sản xuất theo từng giai đoạn cụ thể, đổ thải kết hợp với công tác khôi phục môi trường các bãi thải ngoài, huy động các bãi thải trong, bãi thải tạm một cách hợp lý, đúng kế hoạch; làm cho cung độ vận tải giảm so với kế hoạch, tiết kiệm chi phí.
- Công tác cải tạo và phục hồi môi trường được đặc biệt quan tâm, trồng cây và cỏ ventiver trên bãi thải với chi phí giai đoạn 1 thực hiện trên 6,1 tỷ đồng. Hạ độ cao bãi thải chính bắc từ +271m xuống mức +256m và san gạt thành các mức +256, +240, +230 và +215m. Thực hiện ký quỹ phục hồi v à bảo vệ môi trường,.
- Quản lý chặt chẽ các loại rác thải nguy hại, thực hiện đúng các quy định từ khâu thu gom đến quá trình xử lý.
- Làm tốt việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế tác hại của công tác khai thác mỏ đế môi trường xung quanh; các cụm sàng tuyển than đều được lắp đặt các hệ thống phun sương dập bụi.
- Triển khai chương trình hợp tác với Tổ chức RAM CHLB Đức về nghiên cứu ổn định và phục hồi môi trường bãi thải, đã thực hiện được các công việc: đặt trạm khí tượng trên bãi thải Chính Bắc (mức +256m), quan trắc dịch động bãi thải, nghiên cứu thổ nhưỡng, điều kiện khí tượng thuỷ văn để phục vụ việc trồng cây và bảo vệ môi trường.
- Đã áp dụng các phần mềm tin học vào công tác đo vẽ, khảo sát và tính toán khối lượng mỏ, rút ngắn thời gian tác nghiệp của bộ môn trắc địa mỏ.
- Áp dụng công nghệ GPS trong việc quản lý cung độ vận chuyển và các ứng dụng công nghệ mới khác đưa lại hiệu quả cao.
22 - Chi hội Công ty kinh doanh than Hà Nội
Chi hội đã tổ chức sinh hoạt theo đúng quy định của Trung ương hội, vận động hội vien phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đảm báo cho kinh donh vượt mức kế hoạch cả về sản lượng và doanh thu. Đảm bảo và cải thiện điều kiện làm việc, môi trường và tăng thu nhập cho người lao động.
Đóng hội phí đầy đủ cho quỹ của Trung ương hội.